NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỚI CÁC QUY ĐỊNH NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI CỦA PHÁP LUẬT
TRONG ĐIỀU KIỆN ĐỔI MỚI NỀN KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY
LỜI MỞ ĐẦU
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, kinh doanh, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện được quy định rõ ràng. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật đã tương thích với các nước chưa? Tác giả làm rõ trong đề tài này
Hệ thống pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại-(NQTM) của Việt Nam đã từng bước tương thích với pháp luật điều chỉnh NQTM của các nước khác. Biểu hiện ở những điểm sau:
– Về quan điểm pháp lý: mặc dù hoạt động nhượng quyền thương mại đã xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1990 nhưng pháp luật Việt Nam thời kỳ này chưa có khung pháp lý điều chỉnh riêng hoạt động NQTM. Ở thời điểm này các hoạt động mang bản chất NQTM được điều chỉnh bởi pháp luật về chuyển giao công nghệ, pháp luật về hợp đồng lixang và pháp luật về sở hữu trí tuệ . Đến khi Luật thương mại 2005 ra đời đã chính thức ghi nhận NQTM là một hoạt động thương mại độc lập chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại và có những quy định riêng tại mục 8 Luật này. Tiếp đó là các văn bản hướng dẫn: Nghị định 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại; Thông tư 09/2006/TT-BTM ngày 25/5/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và Quyết định 106/2008/QĐ-BTC ngày 17/11/2008 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Với luật thương mại 2005 Việt Nam trở thành một trong khoảng 33 quốc gia có pháp luật riêng điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại.
Lý giải cho sự thay đổi này là do quá trình hội nhập quốc tế, đặc biệt để gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đòi hỏi pháp luật Việt Nam phải có sự hoàn thiện và hàng loạt các văn bản pháp luật mới ra đời như Luật đầu tư, luật thương mại…Trong đó, hoạt động NQTM-kênh dịch vụ phân phối phổ biến trên thế giới cần thiết phải được sự điều chỉnh của pháp luật về NQTM riêng.
– Về nội dung pháp luật điều chỉnh NQTM: cơ bản phù hợp với pháp luật của các quốc gia khác.
Mục 8 của Luật Th¬ơng mại (2005) quy định về NQTM; trong đó bao gồm các quy định về Khái niệm NQTM (Điều 284), Hợp đồng NQTM (Điều 285), Quyền và nghĩa vụ của th¬ương nhân nh¬ượng quyền (Điều 285, 286), Quyền và nghĩa vụ của th¬ương nhân nhận quyền (Điều 287, 288), Như¬ợng quyền lại cho Bên thứ ba (Điều 289), Đăng ký NQTM (Điều 290)…
Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31-3-2006 của Chính phủ Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động NQTM. Nghị định này có 3 chư-ơng, 28 Điều cụ thể hoá và h¬ướng dẫn thi hành Mục 8 Luật Th¬ương mại (2005), bao gồm các quy định về: Thẩm quyền QL nhà n¬ước đối với hoạt động NQTM (Điều 4), Điều kiện đối với Bên nh¬ượng quyền, Bên nhận quyền (Điều 5,6), Hàng hoá, dịch vụ đ¬ược phép KD NQTM (Điều 7), Trách nhiệm cung cấp thông tin của Bên nh¬ượng quyền, Bên nhận quyền (Điều 8,9), Các đối tư¬ợng sở hữu công nghiệp trong NQTM (Điều 10), Nội dung của hợp đồng NQTM (Điều 11),…Thời hạn của hợp đồng NQTM (Điều 13), Chuyển giao quyền TM (Điều 15), Đăng ký hoạt động NQTM (Điều 17), Phân cấp thực hiện đăng ký hoạt động NQTM (Điều 18), Hồ sơ, thủ tục đăng ký hoạt động NQTM (Điều 19,20), Hành vi vi phạm PL trong hoạt động NQTM (Điều 24)…
Khái niệm nhượng quyền thương mại (trong Luật Thương mại 2005) tương tự như khái niệm trong Luật của các nước EU
Nghị định 35/2006/NĐ-CP có những điểm tương thích với Luật Nhượng quyền thương mại của Úc như quy định mối quan hệ về nhượng quyền thương mại chung; nghĩa vụ phải cung cấp thông tin của bên nhượng quyền; cho phép bên nhượng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trên cơ sở những điều kiện gần như giống nhau (như khi bên nhận quyền phá sản, không có giấy phép kinh doanh hoặc phạm tội nghiêm trọng ảnh hưởng đến danh tiếng kinh doanh của toàn hệ thống nhượng quyền); cho phép bên nhận quyền chuyển nhượng lại hệ thống kinh doanh và quy định các trường hợp bên nhượng quyền có thể từ chối việc nhượng lại đó.
Nghị định 35/2006/NĐ-CP có những điểm tương thích với các quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại của Trung Quốc ở chỗ là đặt ra điều kiện với bên nhượng quyền nước ngoài và bên nhượng quyền thương mại thứ cấp. Cụ thể: bên nhượng quyền nước ngoài phải kinh doanh hệ thống nhượng quyền ít nhất 1 năm ở bất kỳ quốc gia nào trước khi thực hiện NQTM tại Việt Nam. Bên nhận quyền thương mại thứ cấp chỉ được cấp lại quyền thương mại khi đã hoạt động kinh doanh hệ thống được nhượng quyền ít nhất 1 năm.
Trong bối cảnh xu thế hội nhập kinh tế như hiện nay, nhượng quyền thương mại không chỉ trong phạm vi lãnh thổ, vùng mà đã vươn rộng ra phạm vi toàn thế giới. Chính vì lẽ đó, mà những sự tương đồng giữa hệ thống pháp luật về nhượng quyền thương mại của Việt Nam với pháp luật về nhượng quyền thương mại của các nước trên thế giới là tất yếu. Nó giúp thúc đẩy hoạt động này phát triển thuận lợi và mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên, pháp luật của Việt Nam vẫn còn tồn tại một số những điểm chưa tương thích với pháp luật các nước mà chúng ta cần nghiên cứu bổ sung. Có những quy định các nhà lập pháp đã sửa đổi, ví dụ: Quy định các trường hợp nhượng quyền trong nước và nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài không phải đăng ký nhượng quyền như trước đây. Việc giảm thiểu thủ tục hành chính khuyến khích và tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của các thương nhân trong nước phát triển về hệ thống, thương hiệu và lợi nhuận.
Bên cạnh đó còn tồn tại nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện. Quan trọng nhất là vấn đề hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại. Đặc điểm của hoạt động nhượng quyền thương mại là bên nhượng quyền phải mất nhiều chi phí đầu tư để cải tiến, sáng tạo, quảng cáo, thiết lập thị trường, xây dựng thương hiệu… trong khi bên nhận quyền hoặc các đối thủ cạnh tranh của bên nhượng quyền không phải bỏ ra các chi phí đầu tư đó mà vẫn có thể hưởng lợi. Tâm lý bên nhượng quyền là muốn có những hạn chế nhất định với bên nhận quyền như hạn chế về lãnh thổ, khách hàng, không bán các sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh của bên nhượng quyền…Và ngược lại, bên nhận quyền cũng mong muốn được sự đảm bảo về việc độc quyền phân phối, bán sản phẩm trong một địa bàn địa lý nhất định từ phía bên nhượng quyền. Nhưng trên thực thế, vấn đề hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại phức tạp ở chỗ trong chừng mực nhất định nó có thể bị lạm dụng bởi các bên, nhất là bên nhượng quyền và có thể vi phạm pháp luật cạnh tranh. Những vấn đề liên quan đến cạnh tranh được quy định trong Luật cạnh tranh 2004, mặc dù vậy, cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại có tính chất phức tạp hơn về mặt thực tiễn nên cần quy định cụ thể hoặc riêng biệt so với cạnh tranh trong các hoạt động thương mại khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Bá Bình (2011), “Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam: trước khi có pháp luật nhượng quyền”, Tạp chí Vietnam Franchise World (1), tr.13-tr.15
2. Nguyễn Bá Bình (2011), “Phát triển nhượng quyền tại Việt Nam: từ khi có pháp luật nhượng quyền”, Tạp chí Vietnam Franchise World (1), tr.16-tr.17
3. TS.Bùi Ngọc Cường (2007), “Hoàn thiện khung pháp lý về nhượng quyền thương mại”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (103).
Nguyễn Hải Yến
Giảng viên Khoa Kiểm sát Dân Sự Trường ĐTBD NV Kiểm sát tại TP HCM